Phòng Công nghệ sinh học môi trường được thành lập theo quyết định số 18/QĐ-VCNMT ngày 14/4/2023 của Viện Công nghệ môi trường trên cơ sở hợp nhất hai phòng Thủy sinh học môi trường và phòng Vi sinh vật môi trường.
1. Chức năng, nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ bản về công nghệ sinh học môi trường và sinh thái;
- Ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn: các chất có hoạt tính sinh học, sinh vật chỉ thị, chế phẩm sinh học, vật liệu nano có nguồn gốc sinh học;
- Triển khai dịch vụ tư vấn khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sinh học môi trường;
- Đào tạo và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học môi trường.
2. Nhân sự:
Hiện nay phòng có 13 cán bộ, trong đó có 01 Phó Giáo sư, 04 Tiến sĩ, 04 Thạc sỹ và 04 Cử nhân. Chuyên ngành được đào tạo bao gồm: Công nghê sinh học, công nghệ môi trường,…
Lãnh đạo phòng
|
Cán bộ phòng
|

|
Trưởng phòng
PGS. TS. Dương Thị Thủy
Chuyên môn: Công nghệ sinh học, Vi tảo và các ứng dụng của vi tảo trong bảo vệ môi trường.
Điện thoại: 04.38361623
Email: duongthuy0712@yahoo.com
|
1. PGS. TS. Dương Thị Thủy
2. TS. Hồ Tú Cường
3. TS, Hoàng Trung Kiên
4. TS. Nguyễn Thị Nhàn
5. TS. Vũ Thị Nguyệt
6. ThS. Nguyễn Sỹ Nguyên
7. ThS. Đặng Thị Mai Anh
8. ThS. Nguyễn Trung Kiên
9. ThS. Hoàng Thị Quỳnh
10. CN. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
11. CN. Nguyễn Thị Mỹ
12. CN. Phạm Phương Thảo
13. CN. Nguyễn Minh Thư
|

|
Phó Trưởng phòng:
TS. Hồ Tú Cường
Chuyên môn: CN và kỹ thuật môi trường
Điện thoại: 082.9299241
Email: hotucuong@gmail.com
|
|
|
3. Các đề tài đã thực hiện:
- Đề tài cấp Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam: Nghiên cứu sử dụng các loài thực vật thủy sinh điển hình cho xử lý nước thải công nghiệp chứa kim loại nặng và nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm. 2005-2006
- Đề tài Nghị định thư Việt Nam và Pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ: Nghiên cứu chất lượng nước lưu vực sông Đáy. 2007 -2009
- Đề tài Cấp Nhà Nước KC 08.04/06-10: Nghiên cứu sử dụng thực vật để cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng tại các vùng khai thác khoáng sản. 2007-2010
- Đề tài Nghị định thư Việt Nam và Đức Bộ Khoa học và Công nghệ: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hút bùn của CHLB Đức để ổn định và phục hồi môi trường một số hồ ở Hà Nội. 2008-2009
- Đề tài độc lập cấp Nhà nước ĐTĐL.2009T/08: Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và tảo độc tại hồ Núi Cốc (Thái Nguyên): Đề xuất cácgiải pháp quản lý tổng hợp nước hồ. 2009-2011
- Đề tài Viện trợ không hoàn lại IFS: Mối liên quan giữa chất lượng nước và cyanobacteria trong nước hồ Núi Cốc (Bắc Việt Nam). 2009-2011
- Đề tài NAFOSTED Kim Anh: Nghiên cứu khả năng xử lý ô nhiễm As trong đất vùng khai thác mỏ của loài Dương xỉ Pityrogramma calomelanos L. 2010-2012
- Đề tài câp nhà nước KC08.08/11-15: “Nghiên cứu công nghệ sử dụng khí thải đốt than để sản xuất sinh khối vi tảo có giá trị dinh dưỡng”. 2012-2014
- Đề tài cấp nhà nước KC08/11-15: Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện Việt Nam để xử lý ô nhiễm môi trường kết hợp với tận dụng chất thải của các trang trại chăn nuôi lợn. 2012-2014
- Đề tài cấp VHLKH&CNVN. VAST.ĐLT.07/14-15: Nghiên cứu quy trình công nghệ xử lý nước thải chứa kim loại nặng bằng mùn cưa kết hợp với hệ thống đất ngập nước nhân tạo. 2013-2015
- Đề tài Viện trợ không hoàn lại IFS: Ảnh hưởng của các hoạt động của con người và khí hậu đến quần xã thực vật nổi, tảo silic bám trong hệ thống sông Hồng, Việt nam”. 2014-2016
- Đề tài NAFOSTED Kim Anh: Nghiên cứu ảnh hưởng của sự xáo trộn sinh học và một số tác nhân hóa lý lên khả năng loại bỏ As và Cd của thực vật. 2014-2017
- Đề tài VAST: “Nghiên cứu chế tạo và sử dụng một số vật liệu nano để xử lý nhanh vi tảo gây hiện tượng "nở hoa" trong thủy vực nước ngọt”. 2015-2016
- Đề tài NAFOSTED Dương Thủy: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động của con người và khí hậu đến cấu trúc, phân bố quần xã thực thực vật nổi, tảo bám trong lưu vực sông Hồng”. 2015-2017
4. Khen thưởng:
- 2012: Tập thể được giấy khen Viện CNMT
- 2013: Tập thể được giấy khen Viện CNMT
- 2014: Tập thể được giấy khen Viện CNMT