THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC NĂM 2020
I. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tổng số đề tài/dự án KHCN các cấp được thực hiện trong năm 2020 là: 56 đề tài/dự án các cấp, trong đó có:
- 02 đề tài độc lập cấp nhà nước;
- 01 đề tài Nghị định thư;
- 02 đề tài thuộc Chương trình Trọng điểm cấp Nhà nước (KC);
- 01 đề tài thuộc Chương trình KHCN Vũ trụ;
- 01 đề tài thuộc Chương trình Tây Nguyên giai đoạn 2016-2020;
- 06 đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc Quỹ phát triển KHCN quốc gia (NAFOSTED);
- 02 đề tài ủy quyền thực hiện tại VHL:
+ 01 đề tài thuộc Sự nghiệp Bảo vệ môi trường
+ 01 đề tài thuộc Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030
- 09 đề tài KHCN cấp Viện Hàn lâm:
+ 01 đề tài độc lập cấp Viện Hàn lâm KHCNVN- Chủ tịch Viện giao;
+ 01 đề tài độc lập trẻ cấp Viện Hàn lâm;
+ 03 đề tài KHCN cấp Viện Hàn lâm KHCNVN theo 7 hướng ưu tiên;
+ 01 đề tài hợp tác với Bộ, Ngành, địa phương;
+ 01 dự án Phát triển sản phẩm thương mại;
+ 02 đề tài Hợp tác Quốc tế cấp VHL;
- 09 đề tài khác (Từ cấp Viện Hàn lâm KHCNVN trở lên: đề tài giao đột xuất, các nhiệm vụ khác ...);
- 04 đề tài cấp cơ sở, hỗ trợ cán bộ trẻ và cán bộ nữ;
- 14 đề tài nghiên cứu của đơn vị chuyên môn;
- 05 đề tài hỗ trợ nghiên cứu cho các NCVCC;
- Tổng kinh phí thực hiện các đề tài, dự án các cấp của Viện CNMT năm 2020 là 23,96 tỉ đồng đồng.
II. CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
Tổng số công trình công bố năm 2020 của Viện CNMT là 88 bài, trong đó:
- 25 bài được đăng trên tạp chí thuộc danh mục SCI và SCI-E;
- 08 bài đăng trên tạp chí chí quốc tế không thuộc danh sách SCI hoặc SCI-E, nhưng có mã chuẩn ISSN;
- 11 bài đăng trên tạp chí của Viện Hàn lâm KHCNVN thuộc danh mục VAST2;
- 44 bài đăng trên tạp chí Quốc gia khác (không kể các tạp chí của Viện Hàn lâm KHCNVN) có mã ISSN;
Sách chuyên khảo, giáo trình: 02 sách chuyên khảo.
Giải pháp hữu ích, sáng chế: 03 giải pháp hữu ích đã được cấp bằng.
III. TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG
Viện đã đã ký kết và thực hiện 618 hợp đồng dịch vụ KHCN với tổng kinh phí hợp đồng đã nhận là 146,21 tỉ đồng. Các lĩnh vực triển khai chính của Viện CNMT bao gồm: quan trắc, phân tích và đánh giá chất lượng môi trường; tư vấn lập quy hoạch BVMT; sản xuất các sản phẩm khử trùng và xử lý môi trường; xây dựng các hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường…

IV. ĐÀO TẠO
Công tác đào tạo của Khoa CNMT: Khoa CNMT có tổng số 37 nghiên cứu sinh và 65 học viên cao học đã và đang được đào tạo tại đơn vị. Trong đó năm 2020, 05 NCS đã bảo vệ và lấy bằng, 04 NCS đã bảo vệ cấp cơ sở, 01 NCS chuẩn bị bảo vệ cấp cơ sở và tuyển mới 02 NCS. Đối với đào tạo thạc sĩ, 07 học viên cao học đã lấy bằng và 04 học viên chuẩn bị bảo vệ tốt nghiệp.
Công tác đào tạo nâng cao nguồn nhân lực cho Viện:
- Đào tạo ở nước ngoài: tổng số 03 cán bộ đang đi đào tạo sau tiến sĩ, 04 cán bộ đang đi đào tạo trình độ tiến sĩ và 03 cán bộ đang đi đào tạo trình độ thạc sĩ ở nước ngoài.
- Đào tạo trong nước: 01 cán bộ được cử đi đào tạo trình độ tiến sĩ và 19 cán bộ được cử đi đào tạo trình độ thạc sĩ.
- Đào tạo chuyên môn nâng ngạch, đào tạo ngoài Viện: 01 cán bộ được cử đi đào tạo nâng ngạch nghiên cứu viên cao cấp, 09 cán bộ được cử đi đào tạo nâng ngạch nghiên cứu viên chính, 03 cán bộ được cử đi đào tạo lớp Lãnh đạo cấp Vụ, 21 cán bộ được cử đi đào tạo lớp Lãnh đạo cấp Phòng, 02 cán bộ được cử đi học lớp chính trị cao cấp và 10 cán bộ được cử đi đào tạo lớp chuẩn công nghệ thông tin.
V. HỢP TÁC QUỐC TẾ
Tiếp tục các hoạt động hợp tác quốc tế thường niên như:
Các dự án hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ:
+ Tiếp tục thực hiện 01 nhiệm vụ Hợp tác quốc tế theo Nghị định thư với Đức.
+ Triển khai thực hiện 02 đề tài Hợp tác quốc tế cấp Viện Hàn lâm KHCNVN.
+ Thực hiện dự án hợp tác với Tổ chức Phi chính phủ International Foundation for Science (IFS – Thụy Điển) về dung dịch phân bón điện hóa (Electrolyzed fertilizer solution – EFS) hỗ trợ ứng dụng nấm đôi kháng giảm thiểu thiệt hại do nấm bệnh Fusarium Oxysporum f. Sp. Cubense cho ngành công nghiệp chuối của Việt Nam.
+ Thực hiện thỏa thuận hợp tác nghiên cứu xử lý Asen trong nước ngầm được lắp đặt tại trường tiểu học Tiền Phong, Thường Tín, Hà Nội với Trường Đại học UTS, Úc.
+ Tiếp tục thực hiện 15 thỏa thuận hợp tác nghiên cứu và trao đổi chuyên gia và biên bản ghi nhớ với các tổ chức nước ngoài.
CÁC ĐỐI TÁC CHÍNH PHÍA VIỆT NAM
- Bộ KH&CN: Xây dựng và thực hiện các đề tài độc lập, các chương trình nghiên cứu KH&CN, các nhiệm vụ theo Nghị định thư cấp nhà nước.
- Bộ TN&MT: Cung cấp dịch vụ, tư vấn về điều tra, quan trắc, phân tích, đánh giá, dự báo chất lượng môi trường, xử lý ô nhiễm; xây dựng chính sách, chiến lược, kế hoạch kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải, quản lý tài nguyên, môi trường biển và trên đất liền.
- Bộ Công Thương: Cung cấp giải pháp và thiết bị xử lý chất thải, ô nhiễm công nghiệp.
- Bộ NN&PTNT: Cung cấp giải pháp và sản phẩm xử lý ô nhiễm trong sản xuất, chế biển nông sản, thực phẩm, chăn nuôi…; cung cấp giải pháp ứng phó thiên tai và quản lý các nguồn nước.
- Các trường đại học: Đào tạo sinh viên, thạc sỹ, tiến sỹ và đạo tạo ngắn hạn theo chuyên đề.
- Các địa phương: Triển khai các nghiên cứu khoa học công nghệ với các sở KH&CN, thực hiện các nhiệm vụ của các sở TN&MT, sở Công Thương, sở NN&PTNT.
VI. KẾT QUẢ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CỦA VIỆN
Giải thưởng quốc tế: The Hitachi Global Foundation Asia Innovation Award 2020 đối với PGS.TS. Đỗ Văn Mạnh.
Bằng khen cấp Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đối với PGS.TS. Đỗ Văn Mạnh
Cấp Viện Công nghệ môi trường:
Cá nhân lao động tiên tiến: 175 cán bộ trong đó;
+ Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 19 cán bộ chiếm 10.85%
+ Giấy khen: 33 cán bộ chiếm 18.85%
Tập thể được tặng giấy khen: 7 tập thể
Tập thể đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến: 8 tập thể
Tập thể hoàn thành tốt công tác Triển khai ứng dụng: 2 tập thể