Thống kê truy cập
5354550
Đang trực tuyến: 73
Trong tháng: 2568
Tổng số: 5354550

Sản phẩm

Các kết quả khoa học - công nghệ nổi bận từ năm 2006 đến năm 2010.
Thứ Hai, 13/02/2012 | 12:00 SA

Các kết quả Khoa học và Công nghệ nổi bật của Viện công nghệ môi trường giai đoạn 2006 – 2010, gồm các kết quả sau:

1. Tên kết quả, sản phẩm nổi bật: Nghiên cứu chế tạo và triển khai sử dụng 12 thiết bị Waterchlo sản xuất dung dịch Javen cho các trạm cấp nước sinh hoạt và xử lý nước thải.

Xuất sứ của kết quả (đơn vị, chủ nhiệm, tên đề tài, cấp quản lý): 

- Dự án: Chế tạo thiết bị sản xuất Hypoclorit Natri từ nước muối bằng phương pháp điện phân dùng cho các trạm cấp nước sinh hoạt ở nông thôn.  

- Chủ nhiệm: KS. Nguyễn Đình Cường.  

- Cơ quan chủ trì: Viện Công nghệ môi trường.  

- Cấp quản lý: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.  

Thời gian thực hiện: từ năm 2006 đến năm 2008. 

Quy mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh phí - kỹ thuật chủ yếu: 
- Các thiết bị: 

+ Waterchlo 30: 30g Clo hoạt tính/h. 

+ Waterchlo 50: 50g Clo hoạt tính/h. 

+ Waterchlo 100: 100g Clo hoạt tính/h. 

+ Waterchlo 200: 200g Clo hoạt tính/h. 

+ Waterchlo 300: 300g Clo hoạt tính/h. 

- Chi phí sản xuất 1kg Clo hoạt tính: điện 6KW.h, muối ăn 5kg, nước 0.3m3. 

Hiệu quả kinh tế– xã hội: Đáp ứng nhu cầu cung cấp nước sạch cho nông dân vùng nông thôn miền núi và miền biển.  

2. Tên kết quả, sản phẩm nổi bật: Quy trình hoàn thiện cho xử lý nước thải lò mổ gia súc, gia cầm tập trung. 

Xuất sứ của kết quả (đơn vị, chủ nhiệm, tên đề tài, cấp quản lý): 
- Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải lò mổ gia súc, gia cầm tập trung bằng kỹ thuật sinh học.  

- Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Hồng Khánh. 

- Cơ quan chủ trì: Viện Công nghệ môi trường.

- Cấp quản lý: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Thời gian thực hiện: từ năm 2007 đến năm 2008. 

Quy mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh phí - kỹ thuật chủ yếu: 
- Hệ pilot 12m3/ngày đêm.

- Hệ không cần chi phí vận hành, thích hợp cho vùng nông thôn. 

Hiệu quả kinh tế– xã hội: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

3. Tên kết quả, sản phẩm nổi bật: Xây dựng danh mục các loài thực vật (157 loài) tại các vùng mỏ đã khảo sát. Tuyển chọn được 06 loài có khả năng xử lý kim loại nặng Pb, Cd, As và Zn thông qua nhiều thực nghiệm đánh giá khả năng chống chịu và tích luỹ kim loại nặng. 

Xuất sứ của kết quả (đơn vị, chủ nhiệm, tên đề tài, cấp quản lý): 
- Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng thực vật để cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng tại các vùng khai thác khoáng sản.

- Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Đặng Đình Kim.  

Thời gian thực hiện: từ năm 2007 đến năm 2008. 

Quy mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh phí - kỹ thuật chủ yếu: Triển khai trên hai mô hình trình diễn tại Thái Nguyên với diện tích tổng 1200m2. 

Hiệu quả kinh tế– xã hội: Xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng (As, Pb, Zn, Cd). 

4. Tên kết quả, sản phẩm nổi bật: Hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa Mộc Châu.  

Xuất sứ của kết quả (đơn vị, chủ nhiệm, tên đề tài, cấp quản lý): Hợp đồng dịch vụ KHKT -Phụ trách thực hiện: TS. Trịnh Văn Tuyên. 

Thời gian thực hiện: từ 3/2009 đến 8/2009. 

Quy mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh phí - kỹ thuật chủ yếu: 
- Công suất xử lý 250 m3/ngày; 

- Sử dụng công nghệ hoá sinh kết hợp ;

- Chất lượng đạt chỉ tiêu môi trường TCVN5945-2005 loại A. 

Hiệu quả kinh tế– xã hội: 
- Chi phí xử lý thấp: 2300đ/m3.  

- Xuất đầu tư thấp nhỏ hơn 10 tr đồng/m3 

- Tăng thương hiệu cho sản phẩm sữa Mộc Châu.

5. Tên kết quả, sản phẩm nổi bật: Quy trình xử lý đất bị ô nhiễm As, Cd, Pb và Zn bằng thực vật.  

Xuất sứ của kết quả (đơn vị, chủ nhiệm, tên đề tài, cấp quản lý): 
- Nghiên cứu sử dụng thực vật để cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng tại các vùng khai thác khoáng sản  

- Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Đặng Đình Kim.  

- Đề tài cấp nhà nước: KC08.04/06.10.  

Thời gian thực hiện: Từ 1/2008 đến 7 /2009. 

Quy mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh phí - kỹ thuật chủ yếu: Đã thiết lập được quy trình xử lý đất bị ô nhiễm As, Cd, Pb và Zn bằng thực vật. Các bước chủ yếu của quy trình bao gồm: Nhận biết môi trường đất nhiễm kim loại nặng, cải tạo đất để có thể trồng cây, chọn cây sử dụng cho xử lý, tính toán giá thành và thời gian cần thiết để làm sạch, phạm vi áp dụng và những giới hạn.  

Hiệu quả kinh tế– xã hội: Công nghệ này nếu được áp dụng sẽ là hướng đi bền vững, lâu dài và hiệu quả đối với việc bảo vệ môi trường của các vùng đã, đang khai thác - chế biến quặng của Việt Nam. 

6. Tên kết quả, sản phẩm nổi bật: Quy trình công nghệ chế tạo dung dịch Nano bạc và các sản phẩm sử dụng Nano bạc dùng trong y tế và đời sống.  

Xuất sứ của kết quả (đơn vị, chủ nhiệm, tên đề tài, cấp quản lý): 
- Chủ nhiệm: Nguyễn Việt Dũng.  

- Cơ quan chủ trì: Viện Công nghệ môi trường. 

- Cơ quan phối hợp: Viện Bỏng Quốc gia.  

Thời gian thực hiện: từ năm 2007 đến năm 2009.  

Quy mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh phí - kỹ thuật chủ yếu: 

- Đã chế tạo được dung dịch nano bạc theo 2 phương pháp là mixen đảo và dung dịch nước với kích thước hạt bạc trong khoảng từ 10 đến 50 nm, chất lượng ổn định.  

- Nghiên cứu ứng dụng nano bạc làm bình xịt khử trùng với nồng độ nano bạc là 5 ppm đạt hiệu quả diệt trên 99% vi khuẩn trong cả thí nghiệm in vivo và in vitro.  

- Chế tạo được băng gạc nano bạc chữa vết thương từ dung dịch tẩm 500 ppm. Đã thực hiện các nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng khả năng điều trị vết thương bỏng bằng băng nano bạc tự chế tạo và so sánh với sản phẩm cùng loại của Hồng Kông. 
Hiệu quả kinh tế– xã hội: Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả điều trị vết thương bỏng của băng nano bạc tự chế tạo đạt hiệu quả cao chất lượng tương đương với sản phẩm nhập ngoại. 
Các bài viết khác